Star Donation Challenge

Tìm hiểu các phương pháp đọc hiểu để hỗ trợ con đọc tốt hơn (Phần 2)

26 Tháng Mười 2017 4967 lượt đọc

Tiếp theo bài viết phần 1: Tìm hiểu các phương pháp đọc hiểu để giúp con đọc tốt hơn, ConTuHoc xin giới thiệu tiếp 4/10 phương pháp đọc hiểu.

7. Vận dụng kiến thức nền (Activate prior/background knowledge)

Kiến thức nền quan trọng vì nó giúp trẻ tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn, sâu sắc hơn, đúng trọng tâm hơn.

  • Kiến thức nền gồm

- Vốn sống, những trải nghiệm đã có, từng làm

- Môi trường, lối sống, văn hoá, gia đình 

- Những kiến thức thu lượm được từ việc đọc sách hay đi du lịch.

  • Để trẻ có kiến thức nền phong phú, phụ huynh có thể làm những điều sau

- Trang bị kiến thức nền cho các bạn bé bằng cách nói, đọc nhiều truyện 

- Tạo cơ hội các em tiếp xúc với nhiều trải nghiệm khác nhau, nhiều dạng con người khác nhau

  • Trẻ có thể làm những điều sau

- Đọc sách nhiều 

- Đi du lịch nhiều 

- Xem phim (nếu có) trước khi đọc truyện.

Ví dụ: Trước khi đọc The BFG hay Harry Potter, hãy thử xem phim.

- Quan sát sự vật, sự việc liên quan đến chủ đề của sách. 

Ví dụ: Trước khi đọc sách về cây thì đi bộ ra ngoài hay vào rừng xem cây. 

- Hỏi những người xung quanh những gì họ biết về chủ đề mình sắp đọc.

Ví dụ: Nếu đọc sách về voi hay gấu thì hỏi bố mẹ, thầy cô, bạn bè xem họ biết những gì về 2 con vật này). 

- Điền KWL chart hay Prior knowledge inventory: KWL là 1 graphic organizer tuyệt vời và phổ quát. 2 cột đầu tiên (Know & Want to know - Biết và muốn biết) thì điền trước khi đọc những gì mình đã biết về chủ đề hay nhân vật; những gi mình muốn biết thêm. Cột cuối cùng (Learned) thì điền sau khi đọc xong - mình đã học được điều gì.

Tìm hiểu các phương pháp đọc hiểu để hỗ trợ con đọc tốt hơn (Phần 2)

KWL chart

Tìm hiểu các phương pháp đọc hiểu để hỗ trợ con đọc tốt hơn (Phần 2)

Prior Knowledge Inventory

Ví dụ: Khi đọc truyện "Three little pig" thì bố mẹ có thể khơi gợi kiến thức nền bằng cách hỏi các em những câu như: "Con biết gì về con heo và con chó sói?, Chó sói thì thường sao nhỉ ?"... Hoặc trước khi đọc "Diary of a Wimpy Kid" thì hỏi: "Theo con viết nhật ký thì như thế nào?, Con viết bao giờ chưa nhỉ? Con muốn biết viết nhật ký thế nào không?"...

8. Mục đích của người viết hay tác giả (Author's purpose)

Khi dạy về phần này, các cô giáo hay dùng chữ viết tắt PIE cho 3 mục đích chính. Pie cũng là tên 1 loại bánh nướng truyền thống của người Mỹ: ở ngoài vỏ bột bánh, ở trong có nhân mặn hoặc ngọt (như táo, bí đỏ, đào...).

Tìm hiểu các phương pháp đọc hiểu để hỗ trợ con đọc tốt hơn (Phần 2)

  • P là viết tắt của chữ Persuade

- Người viết nhắm tới mục đích thuyết phục người đọc làm hay thử cái gì, việc gì hoặc thay đổi ý kiến.

- Những ví dụ của mục đích này là: quảng cáo, biển quảng cáo, bài viết bày tỏ ý kiến, bài bình luận .

- Các hoạt động thực tế có thể áp dụng khi dạy trẻ như: Con thuyết phục bố mẹ mua đồ chơi mới hay quần áo mới cho con hoặc Các bạn nhỏ viết thư cho cô hiệu trưởng cho được liên hoan ăn kem trong lớp.

- Khi viết những bài Thuyết phục (Persuade) như vậy, phải có đủ 3 nguyên nhân hay, hợp lý (3 good reasons).

Ví dụ: Muốn mẹ đồng ý mua iPad cho thì phải đưa ra những lý do như con sẽ học giỏi ở trường, về nhà con làm việc nhà vvv. Có thế thuyết phục mới thành công.

- Các truyện nên đọc khi thực hành  thể loại này là: I Wanna Iguana, Click Clack Moo Cows that Type, Don't let the Pigeon Stay up Late...

Tìm hiểu các phương pháp đọc hiểu để hỗ trợ con đọc tốt hơn (Phần 2)

  • I là viết tắt của chữ Inform

Người viết muốn cung cấp thông tin cho người đọc.

Ví dụ: phim tài liệu, bài báo có thông tin thời sự hoặc cung cáp sự thực, sách khoa học lịch sử, công thức nấu ăn, tiểu sử...

Tìm hiểu các phương pháp đọc hiểu để hỗ trợ con đọc tốt hơn (Phần 2)

  • E là viết tắt của chữ Entertain

- Người viết nhằm mục đích giải trí, tiêu khiển cho người đọc. Người viết dùng các thủ pháp văn học để thu hút và giữ sự chú ý của người đọc.

- Những ví dụ cho mục đích này là: Truyện hư cấu, thần thoại, trinh thám, hoạt hoạ, truyện cười , thám hiểm, lãng mạn tình cảm.

Tìm hiểu các phương pháp đọc hiểu để hỗ trợ con đọc tốt hơn (Phần 2)

Khi luyện phương pháp đọc này, lúc đầu nên tập với từng câu ngắn trước. Sau đó mới tập với sách truyện và các hình thức viết khác .

Ví dụ

- You should eat this. It's good for your bone/Con ăn thử cái này đi, rất tốt cho xương ➡️ persuade

- The Sun, which is a star, is also a big ball of gas/Mặt trời là một vì sao lớn và rất nóng ➡️ inform

- The school is closed today since it's a holiday/ Hôm nay trường đóng cửa vì là ngày lễ ➡️ inform

9. Góc nhìn/Giọng kể của tác giả (Author's point of view)

Học phương pháp đọc hiểu này giúp trẻ nhìn nhận, đánh giá sự việc, vấn đề một cách toàn diện, tổng quát và khách quan hơn. Đây cũng là cách để học có được tư duy phản biện (critical thinking).

Có 3 loại chính như sau:

  • Ngôi thứ nhất (1st person point of view)

- Truyện hay câu văn được kể bằng giọng, góc nhìn của tác giả. Người viết, kể lại chuyện của chính mình.

- Những từ hay được dùng là I, me, my, we, us

- Ví dụ: Hôm qua chúng tôi đi xem xiếc; I go to school everyday...

  • Ngôi thứ 2 (2nd person point of view)

- Người viết truyện hay câu hướng tới vấn đề, câu chuyện hay góc nhìn của người đọc .

- Những đại từ hay dùng là you, your.

- Ví dụ: Do you remember the last time you wrote letters to someone?; Bạn/Em chắc nhớ bà ngoại lắm nhỉ?

  • Ngôi thứ 3 (3rd person point of view)

- Câu chuyện , lời văn được kể bằng giọng , góc nhìn của chính nhân vật.

- Những danh từ/đại từ được dùng là he, she, her, him, they, them, the cat...

- Ví dụ: Cô ấy làm như mình không biết gì.; They did it on purpose to make her happy.

Tìm hiểu các phương pháp đọc hiểu để hỗ trợ con đọc tốt hơn (Phần 2)

  • Thường 2 góc nhìn được sử dụng nhiều nhất là ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3.
  • Khi luyện việc xác định góc nhìn/giọng kể của tác giả, nên luyện với câu ngắn trước, rồi đến đoạn văn, rồi mới đến cả câu chuyện, quyển sách .
  • Thường các truyện cho thiếu nhi đa số dùng 1st person point of view (nhân vật kể ) hoặc 3rd person point of view (tác giả kể).

Một số cuốn sách rất hay dùng để dạy phương pháp này, nhất là cuốn Voices in the Park:

  • Diary of a worm: Trong truyện dạng nhật ký này, câu chuyện về mỗi ngày được kể qua giọng điệu của bạn giun đất, thay vì tác giả nói các thông tin về loài giun.
  • The Day the Crayons Quit: Câu chuyên là tiếng nói của từng cây bút màu với góc nhìn, quan điểm khác nhau phản ánh chân thực và sống động việc sử dụng bút màu (tưởng như đơn giản không đáng nói tới ) của một cậu bé.
  • The True Story of the Three Little Pigs: Câu chuyện này có góc nhìn rát khác biệt và độc đáo. Thay vì nội dung quen thuộc là ba chú heo tốt bụng bị cho sói lợi dụng thì câu chuyện co góc nhìn thú vị qua giọng điệu của nhân vật chó sói. Chó sói kể /tường trình lý do tại sao mình lại thành kẻ xấu.
  • Voices in the Park: Câu chuyện được tập hợp bởi 4 giọng kể của 4 nhân vật chính về cùng một sự việc - dắt chó ra công viên dạo. Cùng một sự việc mà cách nhìn nhận rất khác nhau. Qua giọng kể này thì sự việc được kể ra pha vẻ không hài lòng, tiêu cực . Qua giọng kể khác thì cũng chính sự việc ấy lại mang ý nghĩa tích cực và cho niềm vui.

10. So sánh/Đối chiếu (Compare/Contrast)

Cinderella hay câu chuyện thần tiên về nàng công chúa Lọ Lem đã quá quen thuộc với bao nhiêu thế hệ các bạn nhỏ trên thế giới. Ở Mỹ, hầu như các bạn nhỏ lớp 2 nào cũng được học cả một unit (kéo dài từ 4-6 tuần với nhiều bài học ở những môn học khác nhau) về Cinderella. Chỉ cần gõ Cinderella Around the World là cả nhà sẽ thấy cả danh sách dài dặc những kho tài liệu.

Ước tính có khoảng 700 bản/versions truyện khác nhau về nàng công chúa Lọ Lem từ khắp các nền văn hoá trên thế giới. Tuy nhiên có lẽ bản truyện phổ biến nhất là của tác giả Charles Perrault, người Pháp, viết năm 1697 và đã được hãng phim Walt Disney làm nên bất tử vào năm 1950. Phiên bản Cinderella ở Việt Nam chính là câu chuyện Tấm Cám. Bản tiếng Anh là The Story of Tam and Cam by D.L. Ashliman.

Tìm hiểu các phương pháp đọc hiểu để hỗ trợ con đọc tốt hơn (Phần 2)

  • Khi học về câu chuyện Lọ Lem với nhiều phiên bản khác nhau của các nước khắp thế giới, trẻ có cơ hội tuyệt vời để luyện kỹ năng so sánh đối chiếu (Compare/Contrast) không chỉ cho môn đọc mà cho cả các môn học khác nữa.
  • Thường khi luyện Compare/Contrast, trẻ dùng hình Venn diagram để lên ý tưởng. Sau đó mới chắp bút viết. Phần 2 hình tròn chồng lên nhau là cho những điểm giống nhau. Phần còn lại 2 bên không chạm nhau là để viết những gì khác biệt .
  • Khi viết thành đoạn văn hay câu trả lời hoàn chỉnh thì sẽ viết về điểm giống nhau (compare) trước, tức là viết về những ý ở trong phần 2 hình tròn gặp nhau trước. Sau đó mới viết về những điểm khác biệt (contrast).

 Tìm hiểu các phương pháp đọc hiểu để hỗ trợ con đọc tốt hơn (Phần 2)

(Ảnh: Doreen's Rockin 3rd Grade)

 

Thông tin và hình ảnh tham khảo từ FB Page Học kiểu Mỹ tại nhà

> Tìm hiểu các phương pháp đọc hiểu để giúp con đọc tốt hơn (Phần 1)

 


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TiengAnhK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 ASEAN Scholarship 2024

Được khen ngợi nhiều

2.100.000 VND 1.145.000 VND

sổ học từ vựng thông minh azVocab