Star Donation Challenge

Khai thác sơ đồ tư duy như một công cụ để học tập (phần 1)

02 Tháng Tư 2017 10805 lượt đọc

Phương pháp ghi chép SƠ ĐỒ TƯ DUY được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Tony Buzan  như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép kiểu giản đồ ý này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.

Đến giữa thập niên 70 Peter Russell  đã làm việc chung với Tony và họ đã truyền bá kĩ xảo về giản đồ ý cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục.

Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.

 

 Sơ đồ tư duy thường được vận dụng khi:

  • Ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa các mối liên hệ phức tạp hay chằng chéo.
  • Tổng kết dữ liệu.
  • Hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau.
  • Động não về một vấn đề phức tạp.
  • Ghi chép (bài giảng, phóng sự, sự kiện...).
  • Tóm tắt một cuốn sách: sau khi đọc xong cuốn sách thì người đọc sẽ có được một trang giấy tổng kết tất cả những điểm hay và mấu chốt của cuốn sách đó. Có thể thêm thắt vào nhiều ý tưởng nghĩ ra trong lúc đọc. Điều này sẽ làm tăng chất lượng hấp thụ kiến thức từ cuốn sách.
  • ...

3 lý do khiến Sơ đồ tư duy giúp bạn hiểu và ghi nhớ tốt hơn:

  1. Với một kiểu ghi chép mới khác với kiểu ghi chép bằng nhiều chữ quen thuộc, não bộ của bạn được kích thích và ghi nhớ tốt hơn.
  2. Khi lập sơ đồ tư duy bạn sử dụng màu sắc, điều này kích thích thị giác và não bộ, làm tăng mạnh khả năng ghi nhớ.
  3. Việc sắp xếp nhiều thông tin bằng một sơ đồ giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh, hiểu biết đầy đủ hơn, nắm bắt được rõ các mối quan hệ và vì thế ghi nhớ tốt hơn.

Theo thời gian, điểm số 1 sẽ giảm dần hiệu quả. Nhưng điểm số 2 và số 3 phát huy tác dụng mạnh hơn nếu bạn lập sơ đồ tư duy thành thục hơn.

Các bước để vẽ sơ đồ tư duy như thế nào?

Bạn hãy xem:

  • Video hướng dẫn của Adam Khoo - một trong những người được gọi là bậc thầy trí nhớ và là tác giả cuốn sách nổi tiếng về giáo dục trí não "Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!"

  • Video Hướng dẫn vẽ sơ đồ tư duy của một giáo viên Việt Nam trên kênh Youtube Binh Thanh:

Trong bài viết sau, chúng ta sẽ nói tiếp về việc vẽ sơ đồ tư duy trên máy tính, và về các sai lầm + các gợi ý để khai thác sơ đồ tư duy hiệu quả hơn trong việc học tập nhé!


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TiengAnhK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 ASEAN Scholarship 2024

Được khen ngợi nhiều

2.100.000 VND 1.145.000 VND

sổ học từ vựng thông minh azVocab