Thông báo điều chỉnh mức giá Kids A-Z

Áp dụng phương pháp SQ3R vào việc chuẩn bị bài học theo SGK

29 Tháng Ba 2017 26661 lượt đọc

Đọc CHỦ ĐỘNG theo phương pháp SQ3R


Nhiều học sinh đọc nhiều nhưng nhớ ít, hiểu nông, lí do là vì các bạn đọc thụ động: mắt vẫn nhìn nhưng não thì hờ hững với nội dung mình xem.
Phương pháp SQ3R (Francis Robinson, 1970) là một kỹ thuật hữu hiệu cho ta phải chú tâm đọc tài liệu một cách chủ động. Phương pháp này được nhiều trường đại học trên thế giới khuyến khích các sinh viên sử dụng để nâng cao hiệu quả học tập, nghiên cứu.

Tóm tắt như sau:
Survey – Question – Read – Recite – Review



1. Survey (Khảo sát)
Dành vài phút ban đầu để xem xét tổng quát tài liệu bằng cách xem qua mục lục, các tiêu đề của chương, các tựa đề, phần tóm tắt, phần mở đầu, phần kết luận, các sơ đồ, …
- Xác định tài liệu có giúp ích gì cho mình được hay không?
- Có một khái niệm ban đầu và sự quen thuộc với nội dung sắp sửa đọc.
- Ứớc lượng thời gian cần thiết để đọc tài liệu.

2. Question (Đặt câu hỏi): làm cho não hoạt động và tập trung bằng cách dựng lên một loạt câu hỏi làm “khung sườn” cho nội dung.

Sử dụng kỹ thuật 5W1H để tạo ra các câu hỏi hoặc sử dụng ngay các câu hỏi do tác giả đưa ra, câu hỏi ở đầu chương của sách…

Biết thật sự đặt ra các câu hỏi trước khi bắt đầu đọc, sẽ giúp chúng ta có chủ đích khi tiến hành đọc tài liệu.

3. Read (Đọc):
Vừa đọc tài liệu vừa cố gắng tập trung tìm kiếm các chi tiết nhằm giúp ta trả lời những câu hỏi đã đặt ra. Có thể sử dụng kỹ thuật mindmap để ghi chú các chi tiết.

4. Recite (Thuật lại): làm cho não bộ tập trung ghi nhớ về nội dung vừa xem.
Viết ra, tự thì thầm hoặc nói lớn tiếng các diễn giải hay các câu trả lời bằng chính suy nghĩ, diễn đạt của mình.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người ta có xu hướng quên đến 80% nội dung mà mình đã đọc sau 2 tuần lễ. Nhưng nếu chúng ta tiến hành bước “thuật lại”, thì chúng ta chỉ quên có 20% với cùng thời gian 2 tuần.

5. Review (Xem lại):
Vào ngày hôm sau, tuần sau, nhìn lướt lại quyển sách đã đọc, xem lại các câu hỏi đã đặt ra và thử xem bạn có thể trả lời chúng một cách trôi chảy hay không. Nếu không, hãy làm lại các bước trên.
Bước cuối cùng này giúp cho nội dung được làm mới và ghi nhớ lâu hơn trong trí óc của chúng ta.

Áp dụng phương pháp SQ3R vào việc học từng bài học trong SGK

Trước khi nghe giảng

Học sinh tiểu học cũng thường được yêu cầu xem trước bài sẽ học, nhưng với học sinh THCS, việc này cần được làm với mức độ động não sâu, nếu không khi nghe giảng các con sẽ loay hoay ghi chép rất nhiều mà vẫn khó nắm bắt được các ý chính của bài.

Bước 1: Survey

Tạo sự tập trung cho chính mình, xem lướt qua bài học trước khi bạn thật sự ngồi đọc từng chữ:

  • Xem tựa đề bài học, các tiêu đề lớn nhỏ, những chỗ đánh dấu, in nghiêng hoặc in đậm.
  • Xem qua những hình vẽ hay minh họa, đồ thị hay biểu đồ.
  • Xem qua toàn bộ bài đọc bằng cách đọc đoạn đầu và đoạn cuối, lướt nhanh qua những câu đầu của từng đoạn trong bài.

Bước 2: Question

Gấp sách lại và tự hỏi:  

  • Mình muốn biết những gì về chủ đề bài học này?
  • Ý chính của bài là gì?

Trả lời được những câu hỏi này sẽ phần nào giúp các bạn có được một ý tưởng khái quát về nội dung bài đọc, từ đó dễ tập trung hơn và bài đọc sẽ trở nên dễ nhớ hơn.

Ghi nhanh vào vở nháp các ý chính bạn nắm bắt được và các câu hỏi bạn hiện có:

Bước 3: Read

Đọc nhanh nhưng kĩ - đoạn nào khó hiểu, có khái niệm mới thì dừng lại đọc chậm để đảm bảo mình hiểu rõ. Chú ý: không đọc thành tiếng vì kiểu đọc này sẽ khiến bạn đọc chậm.

Viết vào vở nháp những câu hỏi đã tự trả lời được và những câu hỏi mới phát sinh thêm trong lúc đọc kĩ.

Trong khi nghe giảng

Lắng nghe và hỏi đáp với giáo viên để tìm câu trả lời cho những câu hỏi chưa tự giải đáp được trong bước 3.

Bước 4: Recite

Tự sơ đồ hóa để tóm tắt lại các nội dung học được trong bài.

Về nhà có thể ghim sơ đồ này lên tủ lên tường lên giá sách để có thể hay nhìn thấy lại và nhớ bài lâu hơn.

Sau khi nghe giảng

Bước 5: Review

Trước khi đọc trước bài tiếp theo, tự kiểm tra xem mình còn nhớ những gì ở bài học trước, tự trả lời lại những câu hỏi đã từng viết ra.


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 

Được khen ngợi nhiều

sổ học từ vựng thông minh azVocab