Bài tập điền dấu lớn bé bằng lớp 1 có đáp án chi tiết
Các bài tập điền dấu lớn bé bằng lớp 1 là dạng toán cơ bản nhưng vô cùng quan trọng, giúp học sinh hình thành tư duy so sánh và làm quen với mối quan hệ giữa các số. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng nắm chắc được cách làm ngay từ đầu. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn phụ huynh phương pháp hỗ trợ con học tốt dạng bài này và giới thiệu các dạng toán điền dấu lớp 1 thường gặp.
Nội dung bài viết:
- 1. Phương pháp làm bài tập điền dấu lớn bé bằng lớp 1
- 2. Tổng hợp các dạng toán điền dấu lớn bé bằng lớp 1
- Dạng 1: So sánh số có một chữ số và điền dấu lớn hơn, bé hơn, bằng
- Dạng 2: So sánh số có hai chữ số và điền dấu lớn hơn, bé hơn, bằng
- Dạng 3: Điền dấu lớn hơn, bé hơn, bằng khi so sánh số với biểu thức
- Dạng 4: So sánh kết quả phép tính và điền dấu thích hợp
- Dạng 5: Sửa và điền dấu đúng trong phép so sánh
- Dạng 6: Đếm vật và điền dấu lớn hơn, bé hơn, bằng
1. Phương pháp làm bài tập điền dấu lớn bé bằng lớp 1
Khi hướng dẫn trẻ làm toán lớp 1 điền dấu, phụ huynh có thể áp dụng các bước sau để giúp con hiểu bài và làm đúng:
Bước 1: Giải thích ý nghĩa của từng dấu
- Dấu ">": lớn hơn
- Dấu "<": bé hơn
- Dấu "=": bằng nhau
Phụ huynh có thể ví dụ trực quan như số lượng quả táo hoặc đồ vật để trẻ dễ hình dung.
Bước 2: Dạy con so sánh từng phần
Với số có hai chữ số, phụ huynh hướng dẫn trẻ so sánh hàng chục trước, nếu bằng nhau mới chuyển sang hàng đơn vị.
Bước 3: Tập làm từ dễ đến khó
Bắt đầu từ bài toán điền dấu lớn nhỏ lớp 1 với các số đơn giản, sau đó mới chuyển sang phép tính và biểu thức.
Bước 4: Khuyến khích con tự kiểm tra lại
Rèn cho con thói quen đọc lại phép so sánh sau khi điền dấu để phát hiện lỗi.
Để giúp trẻ làm tốt bài tập điền dấu lớn bé bằng lớp 1, Giáo dục Con Tự Học gợi ý phụ huynh cho trẻ học bổ trợ môn Toán với Matific – nền tảng học toán tương tác được thiết kế dành riêng cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS.
Hàng ngàn hoạt động tương tác trên Matific tạo môi trường học tập hấp dẫn cho trẻ
Matific là chương trình học Toán dành cho trẻ lứa tuổi từ 4 đến 15, gồm hàng ngàn hoạt động tương tác, được giáo viên, phụ huynh và học sinh đặc biệt đánh giá cao vì khả năng giúp trẻ thay thế nỗi sợ toán bằng niềm yêu thích, say mê. Chương trình đang được sử dụng tại hơn 120 quốc gia, nhận được yêu thích của hơn 50 triệu người dùng là giáo viên, phụ huynh và học sinh. Chương trình hỗ trợ hơn 40 ngôn ngữ, trong đó có cả tiếng Anh và tiếng Việt.
2. Tổng hợp các dạng toán điền dấu lớn bé bằng lớp 1
Dưới đây là các dạng bài toán điền dấu lớn nhỏ lớp 1 thường gặp:
Dạng 1: So sánh số có một chữ số và điền dấu lớn hơn, bé hơn, bằng
Dạng bài này yêu cầu học sinh so sánh hai số có một chữ số và điền dấu thích hợp (>, <, =) vào ô trống. Đây là dạng bài cơ bản nhất trong chương trình toán lớp 1 điền dấu, giúp trẻ làm quen với khái niệm “lớn hơn”, “bé hơn” và “bằng nhau”.
Cách làm dạng bài này như sau:
Bước 1: Đọc kỹ hai số cần so sánh.
Bước 2: So sánh số lượng và xác định số nào lớn hơn, bé hơn hoặc bằng nhau.
Bước 4: Điền dấu “>”, “<” hoặc “=” vào chỗ trống.
Bước 5: Đọc lại toàn bộ phép so sánh để kiểm tra xem đã đúng chưa.
Bài tập: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống: >, <, =
- 3 … 5
- 7 … 2
- 6 … 6
- 1 … 8
- 9 … 4
- 0 … 3
- 5 … 5
- 2 … 1
- 4 … 6
- 8 … 0
Đáp án
- 3 < 5
- 7 > 2
- 6 = 6
- 1 < 8
- 9 > 4
- 0 < 3
- 5 = 5
- 2 > 1
- 4 < 6
- 8 > 0
Dạng 2: So sánh số có hai chữ số và điền dấu lớn hơn, bé hơn, bằng
Dạng bài này yêu cầu học sinh so sánh hai số có hai chữ số và điền dấu thích hợp (>, <, =) vào ô trống. Đây là dạng nâng cao hơn trong các bài tập điền dấu lớp 1, đòi hỏi trẻ phải hiểu cấu tạo số có hai chữ số (gồm hàng chục và hàng đơn vị).
Cách làm dạng bài này như sau:
Bước 1: Đọc kỹ hai số cần so sánh.
Bước 2: So sánh hàng chục trước:
- Số nào có hàng chục lớn hơn thì lớn hơn.
- Nếu hàng chục bằng nhau thì chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 3: Nếu hàng chục bằng nhau, so sánh tiếp hàng đơn vị.
Bước 4: Điền dấu “>”, “<” hoặc “=” vào chỗ trống.
Bước 5: Đọc lại toàn bộ phép so sánh để kiểm tra lại kết quả.
Bài tập: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống: >, <, =
- 42 … 36
- 58 … 85
- 64 … 64
- 29 … 34
- 71 … 17
- 40 … 39
- 23 … 32
- 50 … 50
- 19 … 20
- 75 … 57
Đáp án
- 42 > 36
- 58 < 85
- 64 = 64
- 29 < 34
- 71 > 17
- 40 > 39
- 23 < 32
- 50 = 50
- 19 < 20
- 75 > 57
Dạng 3: Điền dấu lớn hơn, bé hơn, bằng khi so sánh số với biểu thức
Dạng bài này yêu cầu học sinh so sánh một số cụ thể với một biểu thức (phép cộng hoặc trừ) và điền dấu thích hợp. Đây là dạng nâng cao hơn trong bài toán điền dấu lớn nhỏ lớp 1, giúp trẻ rèn khả năng tính toán và phân tích nhanh.
Cách làm dạng bài này như sau:
Bước 1: Tính kết quả của biểu thức.
Bước 2: So sánh số đã cho với kết quả biểu thức.
Bước 3: Điền dấu “>”, “<” hoặc “=” vào chỗ trống.
Bước 4: Đọc lại phép so sánh để kiểm tra lại.
Bài tập (cơ bản): Điền dấu thích hợp vào chỗ trống: >, <, =
- 7 … 4 + 2
- 10 … 5 + 5
- 6 … 9 – 2
- 3 … 1 + 2
- 8 … 3 + 4
- 2 … 6 – 3
- 5 … 2 + 2
- 9 … 4 + 5
- 1 … 2 – 1
- 6 … 10 – 3
Đáp án
- 7 > 6
- 10 = 10
- 6 < 7
- 3 = 3
- 8 > 7
- 2 < 3
- 5 > 4
- 9 = 9
- 1 = 1
- 6 < 7
Bài tập (nâng cao): Điền dấu thích hợp vào chỗ trống: >, <, =
- 47 … 23 + 24
- 29 … 13 + 15
- 50 … 28 + 21
- 25 … 46 – 15
- 33 … 13 + 20
Đáp án
- 47 = 47
- 29 > 28
- 50 > 49
- 25 < 31
- 33 = 33
Dạng 4: So sánh kết quả phép tính và điền dấu thích hợp
Dạng bài này yêu cầu học sinh tính kết quả của hai phép tính đơn giản (cộng hoặc trừ) rồi so sánh kết quả đó bằng cách điền dấu thích hợp (>, <, =) vào ô trống. Đây là dạng bài quen thuộc trong chương trình toán lớp 1 điền dấu thích hợp vào ô trống, giúp trẻ vừa rèn kỹ năng tính toán, vừa phát triển tư duy so sánh.
Cách làm dạng bài này như sau:
Bước 1: Tính kết quả từng vế (bên trái và bên phải dấu).
Bước 2: So sánh hai kết quả vừa tìm được.
Bước 3: Điền dấu “>”, “<” hoặc “=” vào chỗ trống.
Bước 4: Đọc lại toàn bộ phép so sánh để kiểm tra.
Bài tập (cơ bản): Điền dấu thích hợp vào chỗ trống: >, <, =
- 3 + 2 … 4 + 1
- 6 + 1 … 5 + 3
- 9 – 4 … 2 + 1
- 8 – 3 … 6 – 1
- 7 + 0 … 6 + 1
- 10 – 5 … 2 + 2
- 1 + 6 … 9 – 2
- 5 + 2 … 4 + 3
- 8 – 2 … 3 + 2
- 7 – 3 … 2 + 1
Đáp án:
- 3 + 2 … 4 + 1 → 5 = 5
- 6 + 1 … 5 + 3 → 7 < 8
- 9 – 4 … 2 + 1 → 5 > 3
- 8 – 3 … 6 – 1 → 5 = 5
- 7 + 0 … 6 + 1 → 7 = 7
- 10 – 5 … 2 + 2 → 5 > 4
- 1 + 6 … 9 – 2 → 7 = 7
- 5 + 2 … 4 + 3 → 7 = 7
- 8 – 2 … 3 + 2 → 6 > 5
- 7 – 3 … 2 + 1 → 4 > 3
Bài tập (nâng cao): Điền dấu thích hợp vào chỗ trống: >, <, =
- 21 + 13 … 32 + 4
- 45 – 12 … 48 – 8
- 34 + 22 … 50 + 5
- 66 – 21 … 33 + 12
- 59 – 24 … 30 + 5
- 41 + 13 … 20 + 34
- 35 – 11 … 27 + 3
- 50 – 25 … 15 + 10
Đáp án:
- 34 < 36
- 33 < 40
- 56 > 55
- 45 = 45
- 35 = 35
- 54 = 54
- 24 < 30
- 25 = 25
Dạng 5: Sửa và điền dấu đúng trong phép so sánh
Dạng bài này yêu cầu học sinh quan sát một phép so sánh đã có sẵn dấu (>, <, =) nhưng có thể sai, sau đó sửa lại bằng cách thay thế dấu đúng. Đây là một dạng nâng cao trong các bài tập điền dấu lớn nhỏ lớp 1, rèn kỹ năng phân tích và nhận diện lỗi sai.
Cách làm dạng bài này như sau:
Bước 1: Tính hoặc quan sát kỹ hai vế của phép so sánh.
Bước 2: Xác định xem dấu đã cho có đúng hay không.
Bước 3: Nếu sai, gạch dấu sai và thay bằng dấu đúng: “>”, “<” hoặc “=”.
Bước 4: Kiểm tra lại phép so sánh sau khi sửa.
Bài tập: Sửa dấu sai (nếu có) và điền lại dấu đúng
- 3 + 2 < 4
- 7 = 5 + 2
- 9 – 4 > 6
- 2 = 3 – 1
- 6 + 1 < 8
- 10 – 3 > 9
- 5 + 0 = 6
- 4 < 2 + 3
- 1 + 1 = 3
- 8 > 4 + 5
Đáp án:
- 3 + 2 = 5 → 5 < 4 ❌ → Sửa lại: 5 > 4
- 7 = 7 ✅
- 9 – 4 = 5 → 5 > 6 ❌ → Sửa lại: 5 < 6
- 2 = 2 ✅
- 6 + 1 = 7 → 7 < 8 ✅
- 10 – 3 = 7 → 7 > 9 ❌ → Sửa lại: 7 < 9
- 5 + 0 = 5 → 5 = 6 ❌ → Sửa lại: 5 < 6
- 4 < 5 ✅
- 1 + 1 = 2 → 2 = 3 ❌ → Sửa lại: 2 < 3
- 8 > 9 ❌ → Sửa lại: 8 < 9
Dạng 6: Đếm vật và điền dấu lớn hơn, bé hơn, bằng
Dạng bài này yêu cầu học sinh đếm số lượng đồ vật ở hai nhóm hình rồi so sánh và điền dấu thích hợp. Đây là dạng bài gắn liền với thực tế, thường xuất hiện trong các bài toán điền dấu lớn nhỏ lớp 1 dạng trực quan, phù hợp với trẻ mới bắt đầu học số lượng.
Cách làm dạng bài này như sau:
Bước 1: Đếm số lượng vật ở mỗi bên.
Bước 2: So sánh hai số vừa đếm được.
Bước 3: Điền dấu “>”, “<” hoặc “=” vào chỗ trống.
Bước 4: Đọc lại phép so sánh và kiểm tra.
Bài tập:
Câu 1 (Vở bài tập Toán 1 Kết nối - Tập một - Bài 3): Chọn đáp án đúng
A. Số thỏ nhiều hơn số cà rốt
B. Số thỏ ít hơn số cà rốt
Đáp án: B
Câu 2 (Vở bài tập Toán 1 Kết nối - Tập một - Bài 3): Chọn đáp án đúng
A. Số chuồn chuồn bằng số hoa
B. Số hoa nhiều hơn số bướm
C. Số bướm nhiều hơn số chuồn chuồn
Đáp án: A
Câu 3 (Vở bài tập Toán 1 Kết nối - Tập một - Bài 3): Chọn đáp án đúng
A. Số búa nhiều hơn số đinh
B. Số búa ít hơn số đinh
Đáp án: B
Câu 4 (Vở bài tập Toán 1 Kết nối - Tập một - Bài 3): Chọn đáp án đúng
A. Số ô tô ít hơn số cần cẩu
B. Số ô tô nhiều hơn số cần cẩu
Đáp án: B
Trên đây là tổng hợp 6 dạng bài thường gặp trong toán lớp 1 điền dấu lớn hơn, bé hơn, bằng, bao gồm phần hướng dẫn cách làm và bài tập minh họa chi tiết. Hy vọng rằng những gợi ý và hệ thống bài tập trong bài viết sẽ trở thành tài liệu hữu ích giúp trẻ học tốt toán lớp 1.
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng giải pháp ôn luyện cá nhân hóa TAK12 để (tự) học thêm và ôn thi theo cách tối ưu.
Chọn chương trình và đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu!

- Các app miễn phí để luyện toán tiểu học trên điện thoại, máy tính bảng
- So sánh chương trình "chơi mà học" Toán Matific và Starfall Math
- So sánh 5 chương trình học Toán Tiếng Việt online
- Hướng dẫn cách chơi một số hoạt động Toán Matific
- 4 kỳ thi Toán quốc tế phổ biến cho trẻ tiểu học hiện nay
- Điểm danh 4 sai lầm của bố mẹ khi dạy con học Toán tại nhà