Hãy bớt nhắc con lễ phép, để con tự học, tự cảm nhận

21 Tháng Tám 2017 7809 lượt đọc

Chào ông đi con
Con chào ông chưa?
Sao chưa chào ông nhỉ?
Nói chào ông đi?
Chào bà đi con.
Con chào bà chưa?
Sao chưa chào bà nhỉ?
Con chào bà chưa?
....


Không biết mỗi ngày trôi qua, con trẻ phải nghe mấy câu này bao nhiêu lần.
Thử nghĩ là mình, mình có stress không.

Và có những lúc, trẻ con không chịu nghe lời người lớn. Chúng nó quyết KHÔNG CHÀO thì chuyện gì xảy ra?
CON CÁI GÌ MÀ VÔ LỄ, không biết cha mẹ nó dạy kiểu gì? Thêm vài cái bĩu môi nữa thì cha mẹ nóng hết cả mặt.
Áp lực trên vai người lớn khiến họ gồng lên, và ai là người chịu trận. Bên nào yếu thế hơn thì bên đó thua, trong câu chuyện này, trẻ con làm gì có quyền thương lượng, phần sai tất nhiên thuộc về chúng.
Cha mẹ la hét, thậm chí đánh đập con vì tội VÔ LỄ.
Nhưng cha mẹ có biết, cái áp lực tạo nên cho chính họ đó có phải do tụi nhỏ tạo ra.
Tất nhiên là không. Người lớn tự đề ra tiêu chuẩn lễ phép, rồi bắt chúng thực hiện. Mà thử hỏi, người lớn chúng ta, có hoàn toàn lễ phép hay chưa?
Có những lúc chúng ta cũng quên chào;
Có những lúc chúng ta cũng chưa học được cách chào;
Có những lúc chúng ta không đủ tự tin, miệng run lắp bắp để chào;
Có những lúc chúng ta chào mà không thành tiếng;
Có những lúc chúng ta cố tình không chào đấy thôi;…
Bạn đã từng như vậy? Mình tin ai cũng đã hoặc đang từng như vậy nên đừng đặt tiêu chuẩn LỄ PHÉP cho con trẻ quá cao.
Khi bạn bắt tụi nhỏ chào chính là bạn gây sức ép cho con trẻ. Khi chúng nó bị thúc ép, tư tưởng chống lại sẽ càng tăng cao.
Chào hỏi không phải xuất phát từ ý thức của chính trẻ thì việc CHÀO sẽ biến thành nghĩa vụ của cha mẹ, của người lớn.
Mình tin, trẻ con, chúng nó cần có thời gian để học, để bắt chước. Hãy để quá trình học diễn ra tự nhiên, không gây căng thẳng cho trẻ, không tạo sức ép hay áp lực; Con trẻ sẽ cảm thấy tin tưởng vào cha mẹ và mối quan hệ cha mẹ, con cái thêm vui vẻ, gắn kết;…
CÓ NHẤT THIẾT KHI NÀO CŨNG BẮT CON TRẺ CHÀO HỎI TRƯỚC MỚI LÀ LỄ PHÉP?
Tại sao chúng ta không là gương để trẻ học theo.
Mình cứ chào, còn kệ tụi nó các mẹ ạ.
Đến lúc tụi nhỏ nói được câu: “CON CHÀO ÔNG Ạ/CON CHÀO BÁC Ạ”, hãy thể hiện mình rất hạnh phúc, khuôn mặt rạng ngời và nói với con: “CON BIẾT CHÀO ÔNG ĐẦY ĐỦ, CON GIỎI LẮM. CON THẤY KHÔNG, ÔNG RẤT VUI VÌ ĐƯỢC CON CHÀO ĐẤY, ÔNG VỪA CƯỜI VÀ KHEN CON LỄ PHÉP ĐÓ”.
Mình tin, tụi nhỏ sẽ cảm nhận được hạnh phúc khi chào ai đó.
Nhưng bạn đừng mong ngày hôm sau gặp lại người đó tụi trẻ sẽ chào.
Vậy bạn làm gì?
HÃY CỨ CHÀO, CÒN MẶC KỆ CON, HÃY BỚT DẠY CHÚNG LỄ PHÉP VÀ ĐỂ CON TRẺ TỰ HỌC, TỰ CẢM NHẬN.
Công việc của mình là KHEN NGỢI mỗi lần con trẻ chào ai đó.
Quá trình này lặp đi lặp lại, đến một lúc nào đó, CHÀO HỎI người khác không còn đơn thuần là niềm vui và là thành thói quen.

Nguồn: FB America Duyen

ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng giải pháp ôn luyện cá nhân hóa TAK12 để (tự) học thêm và ôn thi theo cách tối ưu.
Chọn chương trình đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu!

Time-saving, AI-powered for K-12

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học


Đăng kí nhận email

Để nhận tài nguyên học tập, phương pháp, khóa học miễn phí & các ưu đãi mới nhất

 

Được khen ngợi nhiều

sổ học từ vựng thông minh azVocab