Matific Maths Olympiad 2024 Banner

Close reading - kỹ năng đọc kĩ nghĩ sâu

23 Tháng Mười 2017 27315 lượt đọc

Cùng tìm hiểu về Close reading (tạm dịch: kỹ thuật đọc sâu văn bản) được khuyến nghị là kỹ năng đọc quan trọng nhất mà giáo viên cần phải dạy cho học sinh, nhất là ở hai bậc học: tiểu học, trung học.

Close reading là gì?

Đó là việc phân tích một cách sâu sắc, có sử dụng óc suy xét, tập trung vào những chi tiết hay mô thức nổi bật nhằm có được sự hiểu biết chính xác hơn và sâu hơn về dạng văn bản, ý nghĩa văn bản…

Vì sao Close reading lại quan trọng đến thế?

- Giúp học sinh hiểu Tại Sao Chúng Ta Cần Đọc.

- Khích lệ Óc Suy Xét (hay quen gọi với tên Tư Duy Phản Biện), đối thoại và thấu hiểu.

- Là một trong những công cụ phân tích chủ yếu được sử dụng ở Giáo Dục Bậc Cao (giáo dục đại học).

Close reading - kỹ năng đọc quan trọng nhất đối với học sinh

(Ảnh: All about images)

Phân biệt người sở hữu và không sở hữu kỹ năng Close reading

Người sở hữu kỹ năng Close reading

Người không sở hữu kỹ năng Close reading

Đọc lại

Chỉ đọc văn bản 1 lần

Tập trung vào văn bản

Để suy nghĩ lang thang, không định hướng

Đặt câu hỏi

Xem xét văn bản ở giá trị bề mặt

Chú ý tới ngôn ngữ

Phớt lờ các manh mối về ngữ pháp

Khai phá các tầng nghĩa sâu hơn của văn bản

Chỉ hiểu nghĩa bề nổi

Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng Close reading

Từ mẫu giáo, những gì mà học sinh học được sẽ phát triển thành vốn hiểu biết phong phú, tinh tế trước khi bước vào lớp 12.

Các em cần biết:

- Đặt và trả lời câu hỏi về văn bản.

- Khám phá ngôn ngữ và tác động của ngôn ngữ đối với ý nghĩa văn bản.

- Liên hệ tới các chi tiết trong văn bản để chứng minh ý tưởng của mình.

- Trích dẫn được bằng chứng trong hoạt động phân tích văn bản của mình.

- Quyết định chủ đề thông qua các chi tiết văn bản.

- Phân tích cấu trúc và lựa chọn từ ngữ của tác giả.

- Nghiên cứu về sự phát triển của nhân vật thông qua diễn biến trong văn bản.

10 câu hỏi những người sở hữu kỹ năng Close reading từng đặt

  1. Văn bản nói về điều gì?
  2. Ai là độc giả của văn bản?
  3. Ai được nhắc đến trong văn bản?
  4. Điều gì xảy ra trong văn bản?
  5. Tôi chú ý đến từ nào?
  6. Tâm trạng hay cảm nhận toát lên từ văn bản là gì?
  7. Phần này liên quan tới điều xảy ra trước và sau đó như thế nào?
  8. Điều gì không được đề cập đến?
  9. Tác giả có ý gì khi viết…?
  10. Tại sao tác giả lại viết văn bản này?

Close reading - kỹ năng đọc quan trọng nhất đối với học sinh

(Ảnh: Scholastic)

Gợi ý 3 cách hỗ trợ trẻ rèn luyện kỹ năng Close reading

1. Sử dụng các đoạn văn bản ngắn

Phía sau một hộp ngũ cốc hoàn toàn có thể được dùng để đọc một sách chi tiết, sâu sắc. Do đó, nếu bạn muốn giúp đỡ con sở hữu kỹ năng đọc quan trọng này, chớ vội bắt đầu bằng những tác phẩm đồ sộ như “Chiến tranh và hoà bình”. Hãy thử một bài thơ hay một đoạn văn ngắn rồi tiến dần lên từ đó.

2. Để trẻ chỉ dẫn hướng đi

Bắt đầu bằng việc hỏi con xem tại sao trẻ lại chú ý đến văn bản. Sử dụng quan sát của trẻ như điểm khởi đầu cho việc thảo luận, bàn bạc.

3.Giữ trọng tâm hướng vào văn bản

Khi tất cả các cuộc đối thoại đều có nguy cơ sa đà sang một hướng khác, đừng ngại chuyển hướng trẻ trở về nội dung chính. Bạn thậm chí có thể dùng tay ra dấu để khích lệ con chứng minh điều trẻ nói bằng những ví dụ từ văn bản.

Close reading - kỹ năng đọc quan trọng nhất đối với học sinh

Các biểu tượng sử dụng khi thực hành kỹ năng Close reading (Ảnh: Pinterest)

Ngôi sao: Đây là 1 chi tiết/thông tin quan trọng; Vòng tròn: Từ quan trọng; Dấu hỏi: Mình thắc mắc về điều này; Dấu chấm than: Điều này thật thú vị hoặc gây ngạc nhiên; Chữ C: Mình có một liên hệ với điều này; Trái tim: Đây là phần mình thích nhất.

Gợi ý 4 bước cho trẻ rèn kỹ năng Close reading

Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ đặt các câu hỏi phù hợp trong quá trình đào sâu văn bản.

  1. Tìm kiếm các chứng cứ

- Những từ nào khiến mình chú ý nhất?

- Văn bản nói đến ai và tại sao?

- Điều gì có vẻ là quan trọng nhất?

  1. Đặt câu hỏi

- Mình có những câu hỏi nào nhỉ?

- Mình nghĩ điều tác giả đang cố truyền đạt là gì?

- Liệu có điều gì bị bỏ lỡ trong văn bản không?

  1. Bày tỏ quan điểm

- Mình nghĩ… bởi vì…

- Theo văn bản thì…, vậy nên…

- Ý chính của văn bản là… Có 3 lý do giải thích tại sao mình nghĩ thế.

  1. Chứng minh quan điểm

- Có thể đoán gì về câu chuyện qua những manh mối của nó?

- Khi đọc lại văn bản, những chi tiết nào thu hút chú ý nhất?

- Điều quan trọng nhất cần chia sẻ ở đây là gì?

Lấy văn bản phù hợp để luyện tập kỹ năng Close reading ở đâu?

 Với tiếng Việt, phụ huynh và giáo viên tìm hiểu về Close Reading rồi tự tìm văn bản phù hợp, hiện chúng tôi chưa biết ở đâu có các văn bản thiết kế chuyên biệt cho học sinh luyện tập kỹ năng này.

Với tiếng Anh, khi mua licence sử dụng Raz-Plus, phụ huynh được cấp cả tài khoản teacher để khai thác rất nhiều học liệu về Close Reading mà các chuyên gia ngôn ngữ của Learning A-Z đã thiết kế bài bản. Đi kèm từng văn bản có sẵn các hướng dẫn và câu hỏi cho học sinh luyện kĩ năng Close Reading với văn bản này.

 

BTV Con Tự Học

Tham khảo từ We are teachers


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 

Được khen ngợi nhiều

sổ học từ vựng thông minh azVocab