Matific Maths Olympiad 2024 Banner

Có nhất thiết phải chọn một trường mẫu giáo theo phương pháp giáo dục Mon hay theo một phương pháp lừng danh nào khác?

14 Tháng Năm 2017 5632 lượt đọc

Cách đây 2 năm lúc Bon còn nhỏ, mình đã hình thành suy nghĩ rằng mình cần phải tìm một trường mẫu giáo thật tốt để có thể giúp con phát triển tối đa khả năng - nhất là khi ý thức rõ về tác động tích cực của giáo dục sớm lên trẻ. Giáo dục sớm ở đây là tạo ra một môi trường tương tác trong đó đưa vào đó những hoạt động kích thích sự phát triển đều các giác quan của trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển con người ý thức bên trong: chủ động lĩnh hội những kỹ năng cần thiết khi giai đoạn "nhạy cảm" xuất hiện. Quan điểm này dựa trên hiểu biết (và yêu thích cá nhân) của mình với lối giáo dục của Maria Montessori, và ý định bạn đầu của mình 5 năm trước khi mới về đây là tìm một trường mẫu giáo dạy theo phương pháp của bà - nhưng tiếc là ở thời điểm Bon đủ tuổi đi học, không có trường nào mà mình biết đáp ứng đủ những yêu cầu nghiêm ngặt của một chương trình mẫu giáo theo phương pháp này cả (lưu ý: môi trường của Montessori có những nguyên tắc rất quan trọng cần được đảm bảo để không dẫn tới những can thiệp sai lệch vào sự phát triển tự nhiên của trẻ - mà nếu chủ trường cũng như các cô không chú ý thì rất dễ thực hành chưa đúng hướng). Những phương pháp khác thì hoặc mới manh nha, hoặc chỉ dừng lại ở cái "vỏ", và cũng không đúng với quan điểm và triết lý của mình về giáo dục nên mình quyết định không cân nhắc đầu tư vào những mô hình như vậy (đây là quyết định mang tính cá nhân ạ).

Mình cũng đã suy nghĩ khá nhiều về vấn đề này và bị giằng xé khá nhiều trong thời điểm đó - do nhận thức lúc đó vẫn còn hạn hẹp ở mức độ nhất định. Cơ bản là mình là working mom, nghĩa là công việc của mình cũng như yêu cầu của môi trường xung quanh với thứ mình làm khiến cho mình không thể từ bỏ mọi thứ để chỉ dồn sự tập trung vào nuôi dạy con cái như một số các mẹ khác; tuy nhiên, mình có sự hỗ trợ rất lớn là mẹ đẻ vì từ ngày mình ra ở riêng thì bà thường xuyên qua trông cháu giúp cho mình có thể rời con đi làm, nhưng chính vì mẹ mình là người của thế hệ cũ, và mặc dù bà rất chăm đọc sách (mình đã mua bộ sách Mon bằng tiếng Việt và cố ý để trước mặt bà =)) để bà tò mò cầm lên đọc he he), bà vẫn có những quan niệm cũng như thực hành "kiểu cũ" mà mình muốn hạn chế (nhưng lại không muốn "gây chiến" với bà). Vì vậy, việc đưa con vào một môi trường giao tiếp xã hội mang tính định hướng, có sự tương tác "chuyên nghiệp" hơn là một quyết định không thể không đưa ra.

Dựa trên những gì mình quan sát từ cá tính của con trai mình, mình cảm nhận rất rõ ràng cháu là một đứa bé "của" Montessori - có nghĩa rằng với cá tính tự nhiên của cháu, thì việc đi theo phương pháp này sẽ hỗ trợ tối đa con người của cháu. Nhưng như đã nói ở trên, trong điều kiện lúc đó, việc cho Bon "theo" Mon là bất khả (mẹ làm việc 60h/tuần + lo dạy chị học + trường Mon lúc đó không "đạt" kỳ vọng), mình buộc phải đặt lên "bàn cân" một số yếu tố và cuối cùng quyết định dựa trên những yếu tố này về trường nơi con sẽ theo học:

1, Khoảng cách từ nhà tới trường:

Mình xác định bạn nhà mình tuổi ăn tuổi ngủ, buổi sáng dậy chắc chắn mè nheo khôgn nhanh nhẹn được nên đi học ở đâu cứ gần nhất là ưu tiên. Thêm nữa, như kinh nghiệm hồi nuôi Sim, thỉnh thoảng có ấm đầu ấm đít thì đưa về nhà càng nhanh càng tốt :D.

2, Sĩ số lớp học:

Tương tự như với trường phổ thông, nguyên tắc tương tác giữa giáo viên với học sinh hiệu quả nhất vẫn là ở mức độ cá nhân với cá nhân - vì thế mình loại hoàn toàn trường công do sĩ số quá lớn.

3, Phương pháp của giáo viên:

Cái này mình không kỳ vọng vì nó rất "hên xui", vì thế, mình chỉ tránh những môi trường trong đó các cô quá cứng nhắc với trẻ. Theo như mình cảm nhận thì đa số các cô tuổi còn trẻ, nhiệt tình với công việc thường có xu hướng thay đổi theo chiều hướng tốt - mặc dù không thể tránh khỏi lúc này hay lúc khác xử sự có thể chưa đúng tinh thần sư phạm lắm. Việc này cuối cùng lại phải dựa nhiều vào quan sát cá nhân, trong đó mình lưu ý cảm nhận của con ở thời điểm cuối ngày khi đón con về, giấc ngủ của con trong vòng 1-2 tháng đầu (có mơ ác mộng không, hiện tượng đái dầm nếu đã hết thì có trở lại trong thời gian dài không...), cũng như những biểu hiện về hành vi sẽ thay đổi theo hướng nào... Về cơ bản, ngoài việc nhìn vào những hiện tượng đó, rất khó để đánh giá việc giảng dạy kể cả khi trường có camera theo dõi hay không vì việc học của trẻ không phải đơn giản là cô đứng giảng - trò ngồi nghe như người lớn, vì thế, quá trình tương tác - giáo dục diễn ra liên tục trong gần như mọi hoạt động.

4, Cơ sở vật chất:

Mình nhìn vào những trang bị đủ để phát triển đều thể chất và tinh thần - thay vì chỉ tập trung vào trí tuệ. Trang trí không quan trọng - thậm chí trang trí quá nhiều lại là một điểm trừ vì gây mất tập trung cho trẻ (nghiên cứu chứng minh rồi ạ).

Ngoài ra mình cũng chú ý thêm khu vực tương tác giữa giáo viên - học sinh được bố trí thế nào, chăn nệm, giường ngủ của các cháu dùng hình thức nào, đồ chơi để ở đâu và có những thứ đồ chơi có ý nghĩa an ủi tinh thần không, cách sắp xếp đồ từ hôm trước tới hôm sau có nguyên một chỗ hay có sự thay đổi :D... Khu bếp của trường ở đâu, có đảm bảo vệ sinh hay không?

5, Thái độ của ban giám hiệu cũng như các cô giáo:

Có cởi mở không, có sẵn sàng thảo luận các vấn đề với phụ huynh không, quan điểm về đường hướng phát triển của trường có "vững" không (vì "cứng" quá thì rất dở mà "mềm" quá cũng không có lợi gì cho con mình cả vì cháu không phải là "chuột thí nghiệm").

6, Chương trình học:

Chương trình học có kết hợp hoạt động ngoại khoá không - bao lâu một lần. Bên cạnh đó, mình cũng chú ý xem lịch trình giảng dạy có sự quay vòng và kết nối kiến thức không, nội dung có liên kết liền mạch với nhau hay không, nhằm mục đích gì?

Việc trường của con mình có đặc điểm song ngữ thực ra là added value :D bởi nó khôgn nằm trong tiêu chí của mình, và xét thêm điều kiện thì thấy rằng:

- Việc dạy song ngữ với CÙNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH sáng - chiều là điều có lợi cho phát triển ngôn ngữ

- Cô giáo trực tiếp của cháu người Philippines là người có phương pháp sư phạm tốt (mặt bằng chung thì gv P có vẻ có ppsp tốt hơn giáo viên nước ngoài nói chung thì phải)

- Bản thân cháu có phản ứng tốt với tiếng Anh (học đến đâu biết đến đó, về nhà chủ động "bật" ra trong một số tình huống), nhưng tiếng Việt vẫn trên đà phát triển tốt.

Có một số thứ mình không đồng tình lắm (như việc giới thiệu chữ và số tương đối sớm), nhưng khó có thể cầu toàn việc này được nên mình cũng chấp nhận mà không thắc mắc.

Thứ tự trên kia cũng là thứ tự ưu tiên của mình khi cân nhắc trường, còn vấn đề như theo trường phái giáo dục nào thì mình gạt hoàn toàn do không đủ điều kiện mà suy nghĩ. Về sau, khi đọc nhiều hơn, mình nhận ra rằng thực ra việc này không quá quan trọng với sự phát triển của trẻ (theo triết lý của mình) nếu như trẻ vẫn nhận được những định hướng tốt từ gia đình trong những khoảng thời gian ít ỏi nhưng "cần chất lượng" ở nhà, cũng như xác định việc đi học là để con nhận ra cái "tôi" giữa cộng đồng, từ đó tập dần cách tương tác sao cho tạo dựng được các mối quan hệ một cách hiệu quả và gắn bó nhất. Thêm nữa, bản chất là dần dần mình đã nhận ra vai trò của giáo dục "bản lĩnh" so với việc kích thích trí tuệ, cũng như nhìn thấy bài học từ các nước phát triển khi họ phải quay về với những giá trị con người sau khi trả giá vì giai đoạn đề cao trí tuệ quá mức cần thiết...

Vì thế mà mình chọn trường cho cháu học hiện giờ - để mẹ trở về vị trí của phụ huynh, thay vì phải kiêm nhiệm công việc vừa làm cô giáo ở trường lại làm tiếp cô giáo ở nhà. Cho đến thời điểm này thì mình hoàn toàn hài lòng vì:

- Khả năng chủ động học tập của cháu có rất nhiều dấu hiệu cho thấy đang trên đà tăng tiến

- Thái độ học hỏi rất tích cực và lúc vui vẻ thỉnh thoảng lại "bật ra" một số thứ đã học ở trường (nghĩa là cháu liên hệ việc học đó với cảm giác vui vẻ)

- Cháu được khuyến khích làm việc độc lập trong mọi tình huống (việc vốn ở nhà sẽ bị bà "giành" làm cho - do sốt ruột), nhờ đó, nhiều kỹ năng tự phục vụ của cháu giờ phát triển rất tốt: tự đi giày, tự thay quần áo, tự dọn dẹp, tự đánh răng...

Vì thế, cho đến thời điểm này, cái mình kết luận là giữa một rừng thông tin nhiễu nhương về phương pháp, việc chọn trường dựa trên pp này hay pp khác thực ra không phải là một chỉ tín đáng tin cậy ở xã hội hiện tại vì không có gì quản lý được việc thực hành có "đúng" như quảng cáo hay không. Thế nên mình vẫn quay về với những giá trị truyền thống, trong đó nhìn vào những tác động có tính tích cực từ nhiều phía lên con mình, làm sao để những thứ ở "bề mặt" luôn xuất hiện trong quá trình con lớn, như là: tinh thần chung (vui vẻ hay không), thái độ với việc học (hứng thú hay không), năng lực giao tiếp (có mạnh dạn hơn không). Chỉ cần vẫn khuyến khích được những đặc điểm này ở các cháu thì thực ra, với mình, trường nào cũng tốt - bất kể có quảng cáo rùm beng hay khiêm tốn nơi góc phố.

Nguồn: FB cô Nguyễn Thanh Thuý


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 

Được khen ngợi nhiều

sổ học từ vựng thông minh azVocab