7 bí quyết dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non hiệu quả tại nhà
Ngày nay, việc dạy tiếng Anh cho trẻ từ độ tuổi mầm non đang dần trở nên phổ biến, khi ba mẹ nhận ra tầm quan trọng của ngoại ngữ trong phát triển tư duy và khả năng hội nhập sau này. Tuy nhiên, để giúp trẻ học tiếng Anh hiệu quả ngay tại nhà, ba mẹ cần có những phương pháp phù hợp với tâm lý và độ tuổi của trẻ. Bài viết này sẽ giới thiệu 7 phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non tại nhà để ba mẹ có thể hỗ trợ con học một cách tự nhiên, vui vẻ và hiệu quả.
Nội dung bài viết:
- 1. Xây dựng môi trường học tiếng Anh tự nhiên cho trẻ
- 2. Hướng dẫn trẻ học tiếng Anh qua bài hát
- 3. Đồng hành cùng trẻ học tiếng Anh qua trò chơi
- 4. Dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non với flashcard (thẻ từ vựng)
- 5. Đọc sách tiếng Anh cho trẻ
- 6. Lựa chọn chương trình học tiếng Anh dành cho trẻ mầm non
- 7. Khen ngợi và khích lệ trẻ một cách kịp thời
1. Xây dựng môi trường học tiếng Anh tự nhiên cho trẻ
Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non hiệu quả, được nhiều ba mẹ áp dụng đó là biến tiếng Anh thành một phần tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày của trẻ. Theo đó, ba mẹ có thể sử dụng các từ tiếng Anh đơn giản khi giao tiếp, như chào buổi sáng “Good morning" hoặc gọi tên đồ vật xung quanh.
Theo nghiên cứu của Đại học Cambridge, trẻ học ngôn ngữ tốt hơn khi được tiếp xúc thường xuyên trong các tình huống thực tế. Việc làm quen với tiếng Anh trong sinh hoạt hằng ngày giúp trẻ tự nhiên hóa khả năng ngôn ngữ mà không gặp cảm giác áp lực.
2. Hướng dẫn trẻ học tiếng Anh qua bài hát
Học tiếng Anh qua bài hát là bí quyết giúp trẻ từ 3 đến 6 tuổi ghi nhớ từ vựng lâu hơn và nâng cao các kỹ năng tiếng Anh với giai điệu vui nhộn, bắt tai và lời bài hát đơn giản, dễ thuộc, dễ hát theo. Phương pháp này cũng đã được tổ chức National Literacy Trust (Anh) nghiên cứu và chỉ ra rằng: "Trẻ mầm non học từ vựng hiệu quả hơn khi có sự hỗ trợ của âm nhạc và hoạt động tương tác."
👉 20+ bài hát tiếng Anh vui nhộn dễ hát dành cho trẻ em
3. Đồng hành cùng trẻ học tiếng Anh qua trò chơi
Trẻ ở độ tuổi mầm non (3 đến 6 tuổi) chưa có khả năng tập trung cao. Do đó, các hoạt động học tập của trẻ nên được tổ chức dưới dạng trò chơi để bé chơi mà học, học mà chơi. Mỗi ngày, ba mẹ có thể dành 10-15 phút để cùng trẻ chơi những trò chơi đơn giản như “Simon Says”...
👉 Tổng hợp các trò chơi tiếng Anh vui nhộn dành cho trẻ
Học qua trò chơi duy trì thích thú của trẻ khi tiếp xúc với tiếng Anh, dần dần hình thành cho trẻ thói quen học tiếng Anh mỗi ngày. Điều này cực kỳ có lợi cho quá trình học tập lâu dài sau này của trẻ.
4. Dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non với flashcard (thẻ từ vựng)
Flashcard (Thẻ từ vựng) là một trong những công cụ học tiếng Anh phù hợp để trẻ tiếp xúc tiếng Anh trong giai đoạn đầu đời. Đây là những tấm thẻ nhỏ có hình ảnh minh họa kèm từ vựng tiếng Anh, giúp trẻ mầm non vừa nhìn - vừa nghe - vừa ghi nhớ từ một cách trực quan. Nghiên cứu từ Tạp chí Giáo dục Early Childhood Research Quarterly cũng đã chứng minh rằng, hình ảnh kết hợp từ vựng giúp trẻ nhận diện và ghi nhớ từ tốt hơn.
Với trẻ mầm non, bạn có thể dạy tiếng Anh cho trẻ bằng flashcard với nhiều hình thức sinh động như:
- Cho trẻ đoán từ qua hình ảnh
- Lật thẻ tìm cặp từ – hình đúng
- Học từ theo chủ đề (màu sắc, con vật, đồ vật xung quanh…)
Điểm quan trọng khi dùng flashcard là bạn nên kết hợp đọc to từ tiếng Anh, chỉ vào hình ảnh và khuyến khích trẻ lặp lại theo cách vui vẻ, nhẹ nhàng. Mỗi buổi bạn chỉ nên dạy trẻ học tiếng Anh từ 5–7 thẻ từ vựng, kết hợp lặp lại nhiều lần trong tuần để trẻ ghi nhớ tự nhiên mà không bị quá tải.
5. Đọc sách tiếng Anh cho trẻ
Đọc sách là một trong những phương pháp tự nhiên và hiệu quả nhất để dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non tại nhà. Không chỉ giúp con làm quen với từ vựng, ngữ điệu mà còn nuôi dưỡng niềm yêu thích với ngôn ngữ ngay từ nhỏ. Với trẻ mầm non, bạn nên chọn những quyển truyện tranh đơn giản, sách ảnh hoặc sách song ngữ với câu văn ngắn gọn, lặp lại và minh họa sinh động.
Trong lúc đọc, bạn có thể:
- Đọc thật chậm, rõ ràng, kết hợp chỉ tay vào hình ảnh tương ứng.
- Dùng ngữ điệu vui nhộn, thay đổi giọng theo từng nhân vật để thu hút trẻ.
- Đặt câu hỏi đơn giản như “Where is the cat?”, “What color is this?”,... để trẻ phản hồi và tăng tương tác.
Nếu ba mẹ không tự tin về khả năng tiếng Anh của mình, có thể lựa chọn các chương trình đọc sách online như Kids A-Z (Học phần Raz-Kids/Raz-Plus mở rộng)... Trẻ sẽ nghe hệ thống đọc trước, sau đó, thực hành tự đọc và thu âm theo. Hãy duy trì thói quen đọc sách tiếng Anh cho trẻ mỗi ngày, dù chỉ 5–10 phút, để trẻ có thể xây dựng nền tảng từ vựng và khả năng nghe hiểu từ sớm.
6. Lựa chọn chương trình học tiếng Anh dành cho trẻ mầm non
Hiện nay, có rất nhiều chương trình học tiếng Anh dành cho trẻ mầm non được thiết kế bài bản, giúp phụ huynh dễ dàng đồng hành cùng con tại nhà. Đặc biệt, các kênh học tiếng Anh trẻ em trên YouTube hoặc ứng dụng/chương trình học tiếng Anh như Reading Eggs, Kids A-Z, Starfall... đều có giao diện bắt mắt, nội dung ngắn gọn, lặp lại theo chủ đề gần gũi với trẻ.
Khi lựa chọn chương trình học tiếng Anh cho trẻ mầm non, bạn nên ưu tiên những nội dung:
- Có hình ảnh sinh động, âm thanh chuẩn giọng bản xứ
- Tích hợp nhiều kỹ năng: nghe, lặp lại, hát theo, tương tác qua trò chơi
- Có lộ trình học phù hợp với độ tuổi từ 3–6
👉 Review 10+ app học tiếng Anh cho bé từ 2-8 tuổi tốt nhất hiện nay
Một mẹo nhỏ là bạn hãy thử học cùng con trong vài buổi đầu để hướng dẫn trẻ thao tác, đồng thời đánh giá xem nội dung có thực sự phù hợp với trẻ hay không.
Mục Early Reading của Raz Plus/Raz Kids mở rộng rất thích hợp cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh.
7. Khen ngợi và khích lệ trẻ một cách kịp thời
Nhà nghiên cứu giáo dục Carol Dweck đã từng nhấn mạnh rằng, khích lệ động viên tích cực giúp trẻ xây dựng tư duy cầu tiến và sự tự tin trong quá trình học tập. Trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non tại nhà, sự khích lệ kịp thời từ ba mẹ có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn. Trẻ nhỏ học thông qua cảm xúc, vì vậy mỗi lời khen, mỗi ánh mắt động viên sẽ tiếp thêm cho con sự tự tin để tiếp tục học hỏi.
Bạn không cần đợi đến khi trẻ phát âm đúng hay trả lời chính xác mới khen, mà hãy khích lệ ngay cả khi con cố gắng lặp lại từ mới, nghe hết một bài hát tiếng Anh hay tự tin trả lời câu hỏi đơn giản. Những lời như “Good job!”, “Wow, con giỏi quá!”, “Let’s try again!”… sẽ giúp trẻ cảm thấy được ghi nhận và yêu thích việc học hơn.
Ngoài lời nói, bạn cũng có thể tạo bảng dán sticker, thưởng con một lần chơi trò chơi tiếng Anh yêu thích, hay đơn giản là ôm con thật chặt mỗi khi con hoàn thành một hoạt động. Việc này không chỉ nuôi dưỡng động lực học tiếng Anh, mà còn tăng thêm kết nối giữa ba mẹ và con mỗi ngày.
Việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo từ ba mẹ để tạo một môi trường học tập tự nhiên, gần gũi cho con. Hy vọng rằng những bí quyết trên sẽ là nguồn tham khảo hữu ích để ba mẹ đồng hành cùng con trên hành trình khám phá ngôn ngữ và học tập.
ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng giải pháp ôn luyện cá nhân hóa TAK12 để (tự) học thêm và ôn thi theo cách tối ưu.
Chọn chương trình và đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu!

- Không quan trọng độ tuổi nào trẻ được học ngoại ngữ, mà quan trọng nhất là trẻ được học theo cách NHƯ THẾ NÀO
- 5 từ điển online trực quan cho trẻ mới học tiếng Anh
- VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH Ở TUỔI DƯỚI 6 - CŨNG NHƯ TẠI SAO MẮC "LỖI"?
- Chuyên gia giáo dục New Zealand ủng hộ dạy chữ cho trẻ mầm non nhưng không theo cách ngồi và học
- Trẻ mầm non nên được học ngoại ngữ theo cách nào?
- Có gì trong Kids A-Z Headsprout?