Hội thảo hướng dẫn ôn thi vào 6

Việc học và qui tắc (bài viết của giáo sư John Vũ)

20 Tháng Chín 2017 8299 lượt đọc

CTH - Bài "Việc học và qui tắc" đăng trên blog science-technology.vn chia sẻ phương pháp của Giáo sư John Vũ để sinh viên tự giác học và tuân thủ các quy tắc lớp học. Chúng tôi tin rằng các phụ huynh có thể học hỏi quan điểm để áp dụng trong việc dạy con tại nhà.


Mọi lớp đều có các qui tắc dùng như việc cảnh báo cho học sinh về điều sẽ xảy ra nếu họ không tuân theo chúng. Chẳng hạn, nếu họ bỏ giờ lên lớp, thiếu bài kiểm tra, nhắn tin trong khi nghe giảng, hay có hành vi xấu trong lớp, họ có thể bị điểm thấp hay không được vào lớp. Phần lớn các thầy giáo thường nhắc nhở học sinh về những qui tắc này, nhưng tại sao học sinh vẫn vi phạm chúng? Trong nhiều năm, tôi đã từng nghĩ về vấn đề này và thấy rằng là thầy giáo, chúng ta tập trung vào “phạt” nhưng không để cho họ trải nghiệm hậu quả của những vi phạm của họ, điều ngăn cản họ với mục đích học tập của họ.

Chẳng hạn, học sinh thường bị sao lãng bởi công nghệ di động (như, nhắn tin, email, v.v.), và nhiều thầy giáo cấm học sinh dùng các thiết bị này trong lớp. Nhưng phần lớn học sinh vẫn tiếp tục vi phạm qui tắc này bằng việc vẫn nhắn tin hay gửi email trong lớp. Trong ngày lên lớp đầu tiên, thay vì nói về cấm dùng thiết bị di động trong bài giảng, tôi chia lớp thành hai nhóm:

  • Một nhóm được phép nhắn tin, gửi và nhận emails, thậm chí xem cả thời sự hay YouTube trong bài giảng.
  • Nhóm kia phải đóng mọi thiết bị, kể cả laptop.

Sau bài giảng, mọi học sinh đều phải hoàn thành bài kiểm tra ngắn dựa trên tài liệu của bài giảng. Kết quả là rõ ràng: Những học sinh không thể dùng thiết bị di động của họ có điểm cao hơn nhiều so với nhóm kia. Tôi bảo lớp: “Nếu các em muốn học tốt trong lớp của thầy, tốt hơn cả các em đừng bị sao lãng bởi nhắn tin hay gửi nhận email. Các em tới lớp để học, nhưng nếu các em không muốn học, tại sao tới lớp?”. Kể từ đó, ít học sinh vi phạm qui tắc này vì họ trải nghiệm và hiểu hậu quả.

Một số qui tắc có xu hướng phản ứng lại những vấn đề nào đó. Chẳng hạn, gian lận là thông thường trong học sinh những người muốn qua được bài kiểm tra. Nhiều thầy giáo giám sát lớp học trong khi kiểm tra để ngăn cản gian lận. Nhưng học sinh sẽ tạo ra những cách mới để gian lận, và vấn đề này đã từng diễn ra trong nhiều năm. Trong lớp của tôi, học sinh nào không học tốt có thể làm lại bài kiểm tra lần thứ hai. Trong bài kiểm tra của tôi, mọi câu hỏi đều được hai điểm, nhưng nếu họ không thể trả lời được, họ có thể viết “cơ hội thứ hai.” Điều đó có nghĩa là họ có thể làm lại câu hỏi đó vào ngày hôm sau, nhưng vào lúc đó, câu hỏi này chỉ còn đáng một điểm. Cách nhìn của tôi là học sinh phải học cái gì đó, nếu họ không học trong lần thứ nhất, họ phải học nó trong lần thứ hai. Chừng nào họ còn học, điều đó là tốt với tôi. Vì cách nhìn này, tôi hiếm khi phải giải quyết vấn đề gian lận. Tuy nhiên, do bản chất ganh đua của lớp; phần lớn học sinh đều học chăm chỉ vì họ muốn có điểm cao hơn. Khi họ không lo nghĩ về “đỗ hay trượt” họ bắt đầu hội tụ vào học.

Tôi tin rằng sinh viên đại học cần nhiều độc lập và trách nhiệm hơn với hành vi của họ và điều đó yêu cầu những cách khác nhau để giáo dục họ. Tôi sẵn lòng đi ra ngoài qui tắc để cho phép học sinh học từ hành động của họ. Đe doạ và trừng phạt có thể không có tác dụng tốt với một số học sinh. Nó có thể tạo ra sợ và không tin cậy vì học sinh tin rằng thầy giáo không chăm nom tới họ. Bằng việc giải thích hậu quả của hành động xấu của họ, đưa ra lời khuyên cá nhân và đối xử với họ như người lớn có trách nhiệm sẽ là giải pháp tốt hơn. Chẳng hạn, với mọi bài tập về nhà, tôi đều hỏi học sinh phải mất bao lâu để hoàn thành và để cho lớp bỏ phiếu về ngày nộp như một thoả thuận. Kể từ đó tôi không bao giờ phải giải quyết với những học sinh phàn nàn về không có đủ thời gian hay nộp bài tập về nhà trễ. Tôi bảo họ: “Chính các em chịu trách nhiệm cho việc học của các em. Việc của thầy chỉ là hướng dẫn và giúp đỡ các em. Nếu các em không học, tương lai của các em bị rủi ro.” Bằng việc cho phép họ xác định tương lai riêng của họ, nhiều khả năng họ cam kết học tập hơn vì họ hiểu hậu quả.

Tôi tin một số qui tắc, đặc biệt những qui tắc với hậu quả nặng (như, trượt môn học, bị đuổi khỏi trường, v.v.) có thể tạo ra hành vi không mong muốn vì nó trừng phạt học sinh thay vì giúp họ học về trách nhiệm riêng của họ. Là thầy giáo, chúng ta cần giúp cho học sinh trưởng thành và lớn lên thành người học có trách nhiệm bằng việc khuyến khích hành vi học tích cực. Thầy giáo có thể dành thời gian để thảo luận về tiến bộ học tập của họ, giúp cho họ đặt mục đích giáo dục và lập kế hoạch nghề nghiệp. Những hoạt động này có thể làm tăng việc học của học sinh và thúc đẩy phát triển của họ như người độc lập và có trách nhiệm.

Khi học sinh bỏ lớp, thay vì áp dụng qui tắc nghiêm khắc, tôi chỉ cho họ bài tập về nhà của họ và điểm kiểm tra điều chứng tỏ mối liên quan giữa số lần vắng mặt và điểm của họ. Khi học sinh thấy rằng họ đã không học tốt vì vắng mặt của họ, họ hiểu hậu quả của việc bỏ lớp. Điều này sẽ dạy cho họ về tầm quan trọng của dự lớp nhiều hơn là trừng phạt họ như một số qui tắc đã qui định.

Có những học sinh vào đại học mà không có chiều hướng, và tôi thường có đối thoại trong văn phòng của tôi với từng cá nhân, nơi chúng tôi xem qua các lí do của họ về việc tới trường, lập kế hoạch nghề nghiệp của họ, và giải thích tiến bộ của họ và mục đích giáo dục. Sau những phiên này, phần lớn học sinh đều thay đổi hành vi của họ thành tốt hơn. Tất nhiên, sau nhiều đối thoại và khuyên nhủ mà không có kết quả, tôi bảo họ: “Em đang làm phí thời gian của em trong lớp thầy vì em sẽ không học gì mấy và sẽ không qua được môn học này. Câu hỏi của thầy là: Tại sao tới lớp nếu em không học cái gì?”

Tôi tin một số qui tắc là cần thiết nhưng để phát triển học sinh thành người trưởng thành và có trách nhiệm, chúng ta cần làm thêm những bước phụ điều cho phép họ học từ hành động của họ vì trường học là “chỗ an toàn” cho họ để học trước khi họ sẽ phải học từ thực tại của cuộc sống.

Nguồn: science-technology.vn


ConTuHoc khuyến nghị học sinh sử dụng hệ thống (tự) học thêm và ôn thi tối ưu TAK12 để đạt điểm cao nhất với thời gian ôn ít nhất. Đăng kí tài khoản miễn phí để bắt đầu:
Học tốt lớp 1-12 môn Toán, Tiếng Anh Ôn thi vào lớp 6 Ôn thi vào lớp 10 Nâng cao Tiếng Anh theo khung CEFR Ôn thi chứng chỉ Tiếng Anh Cambridge, ETS, IELTS

 

Đăng kí nhận email

Nếu bạn muốn định kì nhận được email tóm tắt các thông tin cập nhật về tài nguyên, phương pháp học tập, các khóa học/CLB miễn phí và các chương trình ưu đãi của Giáo dục Con Tự Học

Trở thành Đại sứ Giáo dục Con Tự Học

 

Được khen ngợi nhiều

sổ học từ vựng thông minh azVocab